Các cách thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên

Một công ty, tổ chức muốn gia tăng hiệu suất, kết quả công việc thì điểm mấu chốt là nhân viên của công ty, tổ chức đó cần có và duy trì được động lực làm việc. Dù cho quy trình đúng, công nghệ mới, quản lý xuất sắc nhưng nhân viên thiếu động lực cũng khó tạo ra kết quả công việc cao.

Bạn hãy cùng HiStaff tìm hiểu các cách thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên qua bài viết này.

Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên

Nghiên cứu của Adrian Gostick và Chester Elton cho thấy: các nhà quản lý thành công nhất thường xuyên cho nhân viên của họ sự công nhận trong suốt quá trình làm việc. Mặt khác, nhân viên sẽ gia tăng động lực làm việc khi hiểu rõ các nỗ lực công việc của mình được công ty trân trọng.

Bạn không nên tiết kiệm lời khen ngợi, khuyến khích nhân viên của mình. Việc khuyến khích nhân viên cần thực hiện định kỳ có thể theo hàng tuần hoặc hàng tháng.

khen-ngoi-nhan-vien
Khen ngợi, khuyến khích có thể giữa lãnh đạo với nhân viên hoặc thực hiện công khai bằng nhiều cách như voucher mua hàng, vinh danh nhân viên xuất sắc hàng tháng, tiệc chúc mừng…

Đãi ngộ công bằng

Nhân viên làm đúng, làm sớm được thưởng. Nhân viên làm sai, làm chậm sẽ bị phạt. Lương thưởng, đãi ngộ của công ty bạn cần minh bạch, rõ ràng và đảm bảo công bằng. Nhân viên sẽ chỉ gia tăng động lực làm việc khi hiểu rõ sự nỗ lực của họ sẽ nhận được những đãi ngộ công bằng, xứng đáng.

Lắng nghe những mối quan tâm của nhân viên

Bạn có đang hiểu nhân viên của bạn lo lắng điều gì không? Họ có vướng mắc gì trong công việc? Điều gì sẽ khiến họ làm việc với niềm vui, niềm yêu thích và động lực cao hơn?

Khi bạn lắng nghe những mối quan tâm của nhân viên, bạn sẽ hiểu thêm cách giúp nhân viên của mình gia tăng động lực làm việc. Tháo gỡ những nút thắt lo lắng của nhân viên cũng là cách giúp doanh nghiệp của bạn tăng tốc nhanh hơn về hiệu suất, hiệu quả công việc.

Cân bằng cuộc sống, công việc của nhân viên

Gia tăng động lực làm việc không có nghĩa là văn phòng làm việc của bạn luôn sáng đèn với các nhân viên cặm cụi làm việc thêm giờ đến 9, thậm chí 10 giờ và hơn thế. Mỗi người đều có gia đình và cuộc sống riêng của mình. Chỉ khi nhân viên cân bằng được cuộc sống và công việc thì họ mới duy trì được động lực làm việc và hơn nữa là tình yêu với công việc hiện tại.

Mặt khác, hiệu quả công việc nhiều khi không phụ thuộc quá nhiều vào thời gian làm việc mà ở chất lượng công việc. Nhân viên của bạn có thể chỉ làm 8 tiếng tập trung, hiệu quả thì vẫn tạo ra kết quả cao hơn việc làm thêm giờ rất nhiều nhưng mệt mỏi, căng thẳng.

Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Công ty của bạn cần có lộ trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Nhân viên có chuyên môn ngày càng sâu, hiểu biết càng rõ lĩnh vực đang thực hiện thì hiệu suất công việc càng cao.

Mặt khác, việc công ty có lộ trình giúp nhân viên nâng cao kỹ năng cũng là cách giúp giữ chân nhân tài; thể hiện cam kết lộ trình công việc lâu dài của nhân viên tại công ty.

Tuy nhiên, việc đào tạo, nâng cao kỹ năng này cần cân nhắc đối tượng nào đào tạo ở mức nào, nội dung gì để tránh lãng phí nguồn lực, kinh phí của công ty.

Thúc đẩy tinh thần, tạo động lực cho nhân viên

Động lực làm việc của nhân viên cũng như một ngọn lửa. Có khi lửa bị lung lay vì gió to, vì mưa phùn, vì hết củi… Thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên vì vậy không phải là câu chuyện của một thời điểm, một giai đoạn mà đó là chuyện của cả quá trình liên tục, trong suốt thời gian làm việc của nhân viên.

Thúc đẩy tinh thần, tạo động lực cho nhân viên có thể bằng rất nhiều cách. Ví dụ như các khóa đào tạo kỹ năng, chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhân viên; các buổi teambuilding gắn kết nhân viên hoặc thậm chí chỉ là một cái cây xanh đẹp đặt tại văn phòng giúp nhân viên thoải mái làm việc hơn…

Trao đổi và bày tỏ quan điểm dễ dàng

Chúng ta chỉ có thể gỡ rối khi tìm thấy nút thắt ở đâu. Bạn nên dành thời gian trao đổi với nhân viên để họ có thể bày tỏ quan điểm dễ dàng, thẳng thắn. Họ có khó khăn gì trong công việc? Họ muốn có thay đổi gì? Tất cả các vấn đề khi được trao đổi sẽ giúp tháo gỡ các nút thắt gây cản trở động lực làm việc của nhân viên.

Tạo sự tin tưởng cho nhân viên

Bạn hãy dành sự tin tưởng cho nhân viên của mình. Nhân viên của bạn hoàn toàn có thể tự tư duy, tự sáng tạo, tự chịu trách nhiệm cho phần việc của mình. Khi bạn tin tưởng và giao quyền quyết định cho nhân viên cũng là khi bạn bỏ bớt được những gánh nặng công việc của vị trí quản lý. Lúc này, quản lý là giúp tạo động lực, tin tưởng, hỗ trợ nhân viên hướng đi chứ không phải người cầm tay chỉ việc, luôn ôm đồm mọi việc.

Tạo môi trường làm việc năng động

Môi trường năng động là một khái niệm khá mơ hồ nhưng thực ra lại rất cụ thể. Môi trường năng động là môi trường mà ở đó nhân viên muốn được làm việc, được cống hiến, được cảm thấy thoải mái.

Năng động cũng khác với tự do không có tổ chức. Bạn tạo được một môi trường làm việc năng động và nhân viên của bạn cũng sẽ cộng hưởng trở thành những nhân viên năng động, làm việc với động lực cao, hiệu suất tốt.

Một số cách mà nhiều công ty tạo nên môi trường làm việc năng động như: trang trí không gian văn phòng thoải mái, sử dụng áp phích truyền cảm hứng, in ảnh tập thể công ty tạo sự gắn kết…

Đưa ra những phản hồi hữu ích

Bạn nên thường xuyên đưa ra những phản hồi hữu ích, đúng lúc cho nhân viên của mình. Các phản hồi này sẽ giúp nhân viên luôn giữ được động lực làm việc, cảm thấy được quan tâm trong công việc và họ cũng tránh được việc làm sai hướng, không đạt được kết quả như mong đợi.

Phản hồi bao gồm cả phản hồi tích cực và các tư vấn, khuyến cáo. Cùng với những góp ý, bạn đừng bao giờ nên tiết kiệm lời khen ngợi với nhân viên của mình khi họ đạt được một dấu mốc, thành công nào đó trong công việc.

Phân quyền cho nhân viên

Phần quyền – phân trách nhiệm cũng là cách để giúp nhân viên dần trưởng thành và có động lực làm việc cao hơn. Phân quyền thể hiện sự tin tưởng công ty dành cho nhân viên và thường được áp dụng cho số ít các nhân viên ưu tú, có tiềm năng, đã có thâm niên làm việc.

*

Trên đây, bạn đã cùng HiStaff tìm hiểu các cách thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên. Xét cho cùng, quản trị nhân sự là quản trị con người, thúc đẩy động lực làm việc của con người tốt hơn. Mà con người thì đầy cảm xúc, tình cảm, những suy nghĩ. Việc bạn nắm bắt được các nhu cầu, suy nghĩ và đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của nhân viên sẽ giúp họ tiến xa hơn trong công việc với động lực làm việc cao.

HiStaff chúc công ty, tổ chức của bạn luôn đạt được những thành công mới với đội ngũ tràn đầy động lực làm việc.

Các cách thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên

Khách hàng tiêu biểu

 

Khách hàng tiêu biểu
logo

Quản trị thông minh mọi lúc, mọi nơi

Quản trị thông minh mọi lúc mọi nơi



EnglishVietnamese